Lập trình di động cơ bản
Lập TRÌNH DI ĐỘNG CƠ BẢN
Xin chào các bạn!
Sự ra đời của smartphone đã đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mở ra cánh cửa cho ngành công nghiệp mới mang tên "Lập trình di động". Mục tiêu của môn học là giúp cho học viên bước đầu làm quen với việc phát triển các ứng dụng đơn giản trên điện thoại Android, qua đó giúp các bạn có thêm được góc nhìn và một sự lựa chọn nữa trong hướng phát triển nghề nghiệp lập trình viên của mình. Sau khi hoàn tất môn học, bạn sẽ có được một nền tảng kiến thức vững chắc về lập trình cũng như các kiến thức về việc xây dựng ứng dụng Android thực tế.
Môn học "Lập trình di động cơ bản" bao gồm 3 phần, thời lượng ước tính trong 6 tuần học, cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về thiết kế giao diện và cấu trúc của một dự án Android. Từ đó, có thể xây dựng và phát triển thành công các màn hình chức năng, "bỏ túi" kinh nghiệm thiết kế giao diện cơ bản, mở ra vô số cơ hội việc làm trong tương lai.
Chúc các bạn học tốt!
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:
- Hiểu các khái niệm liên quan đến thiết kế giao diện, chức năng, có thể xây dựng các màn hình giao diện theo yêu cầu.
- Thực hành xây dựng giữa giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng thông qua Wireframe và MockUp.
- Hiểu được lịch sử, kiến trúc và các phiên bản của hệ điều hành Android, cấu trúc của một dự án Android.
- Nắm được các thành phần chính trong Android SDK, có thể viết code để xử lý các tương tác của người dùng trên giao diện.
- Hiểu được về các đối tượng giao diện cơ bản và có thể xây dựng được các màn hình chức năng cho người dùng.
- Nắm rõ kiến thức và thao tác được các đối tượng Context, Activity, Intent để tương tác giữa các màn hình chức năng.
TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP
Để bắt đầu, các bạn nên dành một vài phút khám phá môn học và cấu trúc chung. Môn học sẽ có 3 phần với 12 bài học. Xuyên suốt các bài học và cuối mỗi học phần, các bài thực hành Lab và Assignment sẽ giúp các bạn tăng cường việc ghi nhớ và vận dụng lý thuyết đã học vào các bài toán thực tế. Để việc học tập được hiệu quả, hãy luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và lập cho mình một kế hoạch học tập hợp lý để hoàn thành khóa học một cách xuất sắc.
Trong thời gian học (dự kiến là 6 tuần), việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với Mentor để được giải đáp.
CẤU TRÚC MÔN HỌC
Phần 1: Cơ bản thiết kế giao diện
Bài 1: Tổng quan về giao diện người dùng
Bài 2: Thiết kế tương tác
Bài 3: Tinh chỉnh giao diện
Bài 4: Thiết kế giao diện
Assignment 1 - Thiết kế ứng dụng di động
Phần 2: Tổng quan về hệ điều hành Android
Bài 5: Tổng quan về hệ điều hành Android
Bài 6: Các đối tượng giao diện căn bản ViewSystem
Bài 7: Các dạng giao diện cơ bản trong ứng dụng Android
Bài 8: Tương tác giữa các màn hình trong ứng dụng Android
Assignment 2 - Ứng dụng Quiz
Phần 3: Giới thiệu về lập trình Android căn bản
Bài 9: Tìm hiểu về tài nguyên ứng dụng
Bài 10: Các thành phần Widgets nâng cao
Bài 11: Giới thiệu về Custom ListView
Bài 12: RecyclerView và CardView
Assignment 3 - Ứng dụng đặt hàng
CHUYÊN GIA THIẾT KẾ VÀ PHẢN BIỆN MÔN HỌC
THIẾT KẾ MÔN HỌC: Th.S Nguyễn Hải Nam
- Thạc sĩ Khoa học Máy tính, Đại học Cassino, Ý
- Head of xSeries Department, FUNiX
- Online profile: https://www.linkedin.com/in/hai-nam-nguyen-474587119/
NGUỒN HỌC LIỆU
Trong thời đại hiện nay, mỗi môn học đều có nhiều nguồn tài liệu liên quan kể cả sách in và online, FUNiX Way không quy định một nguồn học liệu cụ thể mà khuyến cáo để học viên chọn được nguồn phù hợp nhất cho mình. Trong quá trình học từ nhiều nguồn khác nhau theo lựa chọn cá nhân đó, khi sinh viên phát sinh câu hỏi thì sẽ được kết nối nhanh nhất với mentor để được giải đáp. Toàn bộ phần đánh giá bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập, dự án và thi vấn đáp do FUNiX thiết kế, xây dựng và thực hiện.
Các môn học của FUNiX không quy định bắt buộc tài liệu học tập, sinh viên có thể chủ động tìm và học từ bất kỳ nguồn nào phù hợp, kể cả sách in hay nguồn học liệu online (MOOC) hay các website. Việc sử dụng các nguồn đó do học viên chịu trách nhiệm và đảm bảo tuân thủ các chính sách của chủ sở hữu nguồn, trừ trường hợp họ có sự hợp tác chính thức với FUNiX. Nếu cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ phòng đào tạo FUNiX để được hướng dẫn.
Dưới đây là một số nguồn học liệu của môn học mà học viên có thể tham khảo sử dụng. Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Coursera, tutorialspoint, edX Training, or Udemy.
KÊNH PHẢN HỒI
FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email [email protected]